Tìm hiểu kỹ hơn về Lỗ Tấn, mình biết đến “Aq chính truyện” – một tác phẩm đặc sắc phê phán những tư tưởng cực đoan, lệch lạc của một bộ phận người dân Trung Hoa ngày trước.
Bây giờ, mời mọi người cùng Chồi Non tìm hiểu kỹ hơn về tác phẩm này!
Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm AQ chính truyện
Trước khi tìm hiểu chi tiết về nội dung AQ chính truyện, bạn đọc hãy cùng mình tìm hiểu qua về tác giả và tác phẩm này nhé!
Đôi nét về tác giả Lỗ Tấn
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc. Ông được coi là một trong những nhà văn lừng danh nhất thế kỷ XX và là bậc thầy truyện ngắn thế giới.
Lỗ Tấn là một nhà văn có tư tưởng tiến bộ, luôn đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân lao động. Ông đã dùng ngòi bút của mình để lên án chế độ phong kiến, chủ nghĩa đế quốc và những hủ tục lạc hậu ở Trung Quốc.
Tác phẩm của Lỗ Tấn rất phong phú và đa dạng, bao gồm truyện ngắn, tạp văn, tiểu luận,… Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như “Nhật ký người điên”, “Gào thét”, “Bàng hoàng”, “Chuyện cũ viết lại”, “A.Q chính truyện”,…
Tác phẩm AQ chính truyện
AQ chính truyện là truyện vừa duy nhất của Lỗ Tấn, được đăng tải lần đầu trên “Thần báo phó san” ở Bắc Kinh từ tháng 12/1921 đến tháng 2/1922. Sau đó, truyện được in trong tuyển tập truyện ngắn “Gào thét” năm 1923 và là truyện dài nhất trong tuyển tập này.
AQ chính truyện cũng được coi là tác phẩm đầu tiên viết bằng “bạch thoại văn” sau phong trào Ngũ Tứ (1919) tại Trung Quốc. Việc sử dụng bạch thoại văn đã giúp tác phẩm trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn với người đọc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học hiện đại Trung Quốc.
Tóm tắt nội dung sách AQ chính truyện
Chắc hẳn nhiều bạn đọc đang thắc mắc về cái tên “AQ chính truyện”. Vậy nên, mượn lời bộc bạch của Lỗ Tấn trong chương 1 của tác phẩm, mình sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhan đề này.
Lỗ Tấn muốn tìm một cách gọi ấn tượng cho tác phẩm để thể hiện cái nhìn hiện đại của mình. Ông không muốn gọi là “tự truyện” vì đó là một thể loại văn học truyền thống, không muốn gọi là “liệt truyện” vì đó là truyện kể về danh nhân, không muốn gọi là “gia truyện” vì ông không có quan hệ họ hàng với nhân vật chính trong truyện. Cuối cùng, ông quyết định gọi là “chính truyện” theo cách gọi của các nhà văn “không chính quy”.
Cái tên “AQ” là cách gọi chung của người Trung Quốc để gọi một người nào khi không cần gọi họ. “A” là cách gọi thân mật, còn “Q” là phiên âm tiếng Anh của chữ “Quây”. Lỗ Tấn quyết định viết tên A Q theo lối chữ Tây, trong lòng cũng hết sức áy náy.
Dưới đây là một số điểm nổi bật về con người cũng như tính cách của nhân vật chính AQ:
Nhân vật AQ: Những “số 0” tròn trĩnh
Chắc hẳn sau khi đọc xong cuốn AQ chính chuyện sẽ có nhiều người cùng cảm nhận giống mình, đó là nhân vật AQ của Lỗ Tấn có vài nét tương đồng giống Chí Phèo của Nam Cao.
Cả hai nhân vật này đều không có họ tên đầy đủ, chỉ được biết đến với biệt danh. Và số không chỉ có những điểm tương đồng trong tên gọi, mà còn có nhiều điểm tương đồng về số phận.
AQ có một sơ yếu lý lịch với nhiều số không tròn trĩnh: không họ, không tên (AQ là tên ước định mà tác giả gán cho), không ngày tháng năm sinh, không quê quán, không học vấn, không nghề nghiệp.
Lỗ Tấn miêu tả gã ta có ngoại hình bình thường, có chút chất phác của nông dân, nhưng cũng có chút xỏ lá của bọn du thủ, du thực.
Cách mạng bùng nổ, AQ là người duy nhất phấn khởi. Y cho rằng cách mạng là để cướp của nhà giàu, để làm giặc. Chính vì hiểu sai về cách mạng mà sau này gã ta đã phải trả giá đắt.
Sự lạc quan độc hại của AQ – cái sự tự an ủi bản thân đó lên mức mù quáng, khiến nhân vật của mình có một kết cục đáng buồn
Lạc quan là một thái độ sống tích cực, giúp con người luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời và có sức mạnh vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, lạc quan thái quá, như AQ trong “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn, thì lại là một điều vô cùng nguy hiểm.
AQ lạc quan đến mức cực đoan, sẵn sàng tự an ủi, tự thuyết phục bản thân để chấp nhận thất bại, bỏ qua khó khăn, sống tiếp với ảo tưởng thắng lợi.
AQ là một kẻ thất học, bần nông, thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng AQ không chịu thừa nhận thất bại, mà luôn tự huyễn hoặc mình bằng “phép thắng lợi tinh thần”.
Phương pháp thắng lợi tinh thần của AQ rất đơn giản: Bị đánh thì nghĩ “nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó”, bị lừa thì nghĩ “thằng đó lừa mình thì cũng chỉ lừa được một lần”, thất nghiệp thì nghĩ “làm gì cũng được, miễn là không chết”.
AQ chính là biểu tượng của kẻ sống trong ảo tưởng, không có ý chí vươn lên, không có khả năng vượt qua khó khăn.
Thất bại là mẹ thành công, nhưng sau thất bại mà không cố gắng, không tìm đúng trong sai, không rút ra bài học, không tự thay đổi mình… thì con của thất bại cũng chỉ là thất bại mà thôi!
Cái kết đắng lòng của AQ – Cái giá của sự hiểu lầm về cách mạng
Khi cách mạng bùng nổ, AQ đã phấn khởi nghĩ rằng cách mạng là để cướp của nhà giàu, để làm giặc.
Vào một ngày nọ, AQ đang đi bán cái ruột tượng cho cụ Triệu Bạch Nhãn thì gặp cụ Cử. Cụ Cử cho biết cách mạng sắp vào huyện, khiến cả làng Mùi nhốn nháo. AQ vốn ghét cách mạng, nhưng nay thấy quan lại, địa chủ cũng sợ hãi, gã ta lại khoái chí, nghĩ rằng đây là cơ hội để báo thù.
AQ tự cho rằng mình đã là người của cách mạng, rồi hô lên: “Làm giặc nào!”. Từ đó, gã ta được quan lại, địa chủ nể sợ, gọi là “bác”, xưng là “bạn nghèo”. AQ hớn hở nghĩ rằng mình đã tìm được cách để thay đổi cuộc đời.
Tuy nhiên, cách mạng không diễn ra như AQ mong đợi. Gã ta đi khắp phố, thấy người dân vẫn lầm than, không có gì thay đổi. AQ cảm thấy chán nản, thất vọng.
Một đêm nọ, AQ bị bắt lên huyện. Gã ta bị xử tử vì tội tham gia cách mạng. Trên đường đi ra pháp trường, nhìn thấy ánh mắt chán ghét của mọi người, AQ vẫn suy nghĩ mê muội: “Trước sau cũng có một lần phải bêu phố để cho mọi người trông thấy như vậy!”.
AQ chết. Đó là một lời cảnh tỉnh đối với những kẻ thiếu hiểu biết và hiểu sai về cách mạng. Cách mạng là để giải phóng dân tộc, giải phóng con người, chứ không phải để cướp của, làm giặc.
Trước cái chết của AQ, chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ vừa thấy thương, vừa thấy nhân vật này đáng trách.
Lại quay về so sánh với nhân vật Chí Phèo. Trong những giây phút cuối đời, Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao đã kịp thời nhận ra lỗi lầm, trừng trị thích đáng Bá Kiến – kẻ đã đẩy y vào con đường tội lỗi, đồng thời cất lên câu nói đầy chua xót: “Tao muốn làm người lương thiện… Không được! Ai cho tao lương thiện?”. Còn trong tác phẩm của Lỗ Tấn, AQ đã chết vì sự mê muội, thiếu hiểu biết.
Mình xin giải thích rõ một chút: Sự so sánh này để thấy rõ được sự chuyển biến tính cách của 2 nhân vật mà nhiều người đều nhận thấy số phận có những nét hơi hơi tương đồng giống nhau. Chứ không có ý so sánh về tài năng của 2 tác giả.
Những giá trị mà cuốn AQ chính truyện để lại trong lòng độc giả
Qua câu chuyện của AQ, Lỗ Tấn muốn phê phán lối sống hèn nhát, cam chịu, thiếu ý chí vươn lên của một bộ phận nhân dân trong xã hội phong kiến Trung Quốc. AQ là một điển hình cho lối sống này. Anh luôn tự ti, sợ hãi trước những kẻ mạnh hơn mình, chỉ dám bắt nạt những kẻ yếu hơn.
Ngoài ra, tác giả cũng lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến Trung Quốc với những hủ tục lạc hậu, áp bức bóc lột nhân dân. AQ là một nạn nhân của xã hội đó, anh bị áp bức, bóc lột, bị coi như một kẻ vô tri vô giác. Chính vì vậy, AQ đã tự an ủi bản thân bằng phương pháp thắng lợi tinh thần, một phương pháp mang đậm tính tiêu cực.
Một tác phẩm được viết cách đây gần 100 năm nhưng những giá trị cốt lõi của nó vẫn đúng với đa số người trẻ hiện nay.
AQ chính truyện – Một tác phẩm có giá trị đã qua bao thế hệ mà ai chưa từng đọc đến sẽ phải cảm thấy hối tiếc và thật lãng phí quãng thời gian của mình.
Đọc truyện AQ chính truyện từ file PDF
Ở phần trên mình cũng có chia sẻ link sách AQ chính truyện đang được giảm giá rồi, với những bạn nào muốn đọc sách giấy thì có thể mua ở trên để ủng hộ các nhà xuất bản. Còn những bạn nào muốn đọc trên điện thoại thì có thể đọc ở file PDF dưới đây nhé:
AQ chính truyện là một tác phẩm văn học hiện đại Trung Quốc có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đọc xong tác phẩm này, mình mới thấy thấm thía lời khen của một độc giả dành cho Lỗ Tấn: Văn của Lỗ Tấn như một chiếc phích nước, ngoài lạnh lùng như bên trong rất nóng, đó là cái nóng của một tâm hồn mong muốn dân tộc mình thoát khỏi vòng lạc hậu.